Ăn Chay Của Các Tôn Giáo Khác Nhau Như Thế Nào?

11/10/2022 | 400 |
0 Đánh giá

Nhiều người tại mọi miền trên thế giới lựa chọn chế độ ăn không chỉ dựa trên mùi vị, có tốt cho cơ thể hay không, mà còn trên những niềm tin tôn giáo hoặc đạo đức của họ nữa. Vậy, chế độ ăn chay của các tôn giáo khác nhau như thế nào? Hãy cùng Bảo An theo dõi tiếp ngay sau đây nhé.

1.1. Ăn chay của người Hồi giáo

Thực phẩm tuân thủ các luật lệ của Hồi giáo được gọi là “halal”, nghĩa là “được phép”. Động vật phải bị giết bởi một người theo Hồi giáo, sử dụng một động tác duy nhất nhắm vào cổ họng với một con dao rất sắc. 

Tục lệ quy định những tín đồ Hồi giáo không được ăn hoặc uống vào ban ngày trong tháng lễ Ramadan.

Ăn Chay Của Các Tôn Giáo Khác Nhau Như Thế Nào?_2

Ăn chay của người Hồi giáo (Nguồn ảnh: ST)

Tôn giáo Được phép Cấm
Hồi giáo
  • Cá có vây và vảy.
  • Tôm sú và tôm thường.
  • Gà và các loại chim khác (trừ chim săn mồi). 
  • Các động vật có móng chẻ, nhai lại (bò, dê, cừu, nai).
  • Các động vật được giết mổ theo nguyên tắc Halal.
  • Các động vật không được giết mổ theo nguyên tắc halal.
  • Lợn, thủy sản có vỏ, cá không có vảy.
  • Máu.
  • Cồn.

1.2. Ăn chay của người Do Thái giáo

Thực phẩm “kosher” tuân thủ các luật lệ ăn uống của người Do Thái. Động vật kosher phải bị giết bởi một động tác duy nhất nhắm vào cổ họng bằng một con dao rất sắc.

Quy định trong lễ Vượt qua (Passover), người Do Thái bị cấm ăn bánh mì nở (bánh mì được làm nở bằng nấm men).

Tôn giáo Được phép Cấm
Do Thái giáo
  • Cá có vây và vảy.
  • Gà và các loại chim khác (trừ chim săn mồi).
  • Các động vật có móng chẻ, nhai lại (bò, dê, cừu, nai).
  • Các động vật được giết mổ theo nguyên tắc Kosher.
  • Các động vật không được giết mổ theo nguyên tắc Kosher.
  • Lợn, thủy sản có vỏ, các không có vảy.
  • Máu.
  • Rượu vang hoặc các sản phẩm từ nho của các nhà sản xuất không phải là người Do thái.
  • Ăn thịt và các sản phẩm từ sữa cùng với nhau.

1.3. Cách ăn chay của đạo Phật

Tín đồ Phật giáo tin vào phi bạo lực nên họ thường ăn chay hoặc ăn chay thuần, dù điều này khác nhau tùy theo các nền văn hóa. Một số nhà sư Phật giáo đi khất thực và họ có thể sẽ ăn thịt nếu được bố thí, miễn là họ không tự tay giết chúng.

Ăn Chay Của Các Tôn Giáo Khác Nhau Như Thế Nào?_3

Ăn chay của đạo Phật (Nguồn ảnh: ST)

Tôn giáo Được phép Cấm
Phật giáo
  • Thực phẩm từ sữa.
  • Rau củ, trái cây và phần lớn các thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
  • Hầu hết các loại động vật.
  • Thực phẩm có mùi hăng nồng, vị mạnh như hành, tỏi.
  • Cồn.

1.4. Ăn chay đạo Công giáo

Đạo Thiên Chúa sẽ phải ăn ít hơn vào những ngày ăn chay, và kiêng thịt đỏ. Tuy nhiên, họ vẫn được ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật khác.

Người theo đạo Thiên Chúa ăn chay vì nhiều mục đích khác nhau, nhưng nhìn chung mục đích lớn nhất của người ăn chay này là thể hiện lòng sám hối, sự ăn năn cũng như tưởng nhớ nỗi khổ ải của Chúa. Những ngày ăn chay của đạo công giáo gồm 2 ngày: đó là thứ sáu Tuần Thánh và thứ tư lễ Tro.

Ăn Chay Của Các Tôn Giáo Khác Nhau Như Thế Nào?_4

Ăn chay của đạo Công giáo (Nguồn ảnh: ST)

Tôn giáo Được phép Cấm
Thiên chúa giáo
  • Các thực phẩm pha chất thịt hay uống nước canh thịt.
  • Tôm, cua, cá, sò, ốc.
  • Trứng và sữa.
  • Thịt heo, bò, gà, vịt.
  • Nội tạng của động vật gồm tim, gan, phổi, lòng mề…

1.5. Ăn chay của Ấn Độ giáo

Vì Ấn độ giáo quan niệm phi bạo lực với tất cả chúng sinh nên người Ấn hầu hết đều ăn chay. Tuy vậy, nhiều người Ấn cũng ăn thịt và sản phẩm từ động vật, và cũng có những khác biệt vùng miền trong chế độ ăn của họ.

Ăn Chay Của Các Tôn Giáo Khác Nhau Như Thế Nào?_5

Ăn chay của Ấn Độ giáo (Nguồn ảnh: ST)

Tôn giáo Được phép Cấm
Ấn Độ giáo
  • Thực phẩm từ sữa.
  • Rau củ, trái cây và phần lớn các thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
  • Đa số các loại động vật (bò, lợn…).
  • Trứng.

2. Sự khác nhau giữa ăn chay và ăn chay thuần của đạo Phật

Những người ăn chay không ăn thịt hoặc cá, nhưng nhiều người vẫn ăn các sản phẩm từ động vật như trứng và sữa. Tuy nhiên, người ăn chay thuần không ăn bất kỳ sản phẩm nào đến từ động vật, trong đó có cả mật ong.

Vì vậy, những người ăn chay thuần cần uống thêm thực phẩm chức năng vitamin B12 và vitamin D, do 2 loại này vốn có nhiều trong thịt và các sản phẩm từ động vật.

Ăn Chay Của Các Tôn Giáo Khác Nhau Như Thế Nào?_6

Sự khác nhau giữa ăn chay và ăn chay thuần (Nguồn ảnh: ST)

CÁC LOẠI THỰC PHẨM ĂN CHAY ĂN CHAY THUẦN
Trứng v x
Sữa và các sản phẩm từ sữa v x
Mật ong v x
Rau củ v v
Hạt cốc v v
Trái cây v v
Hạt hạch và hạt giống v v
Đậu tươi và đậu khô v v

3. Lợi ích của việc ăn chay theo đạo Phật

- Những người ăn chay theo đạo Phật nếu ăn chay đúng cách sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh béo phì và các vấn đề như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường tuýp 2 và ung thư.

- Một chế độ ăn chay lành mạnh sẽ có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, hàm lượng chất xơ và các chất chống oxy hóa, hóa chất thực vật và các vi dưỡng chất khá cao. Điều này cũng tác động đến sự đa dạng của các loại vi khuẩn sống trong ruột của bạn, giúp giữ cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh.

- Ngoài ra, việc nuôi gia súc lấy thịt theo kiểu công nghiệp tạo ra nhiều khí nhà kính hơn tất cả các hình thức vận tải cộng lại; nó còn sử dụng một lượng đất và nước khổng lồ. Do đó, chuyển sang chế độ ăn chay có thể giúp tiết kiệm một lượng nước sạch đáng kể.

Ăn Chay Của Các Tôn Giáo Khác Nhau Như Thế Nào?_7

Ăn chay theo đạo Phật có hàm lượng chất xơ cao (Nguồn ảnh: ST)

Song, dù cho chế độ ăn chay của các tôn giáo khác nhau thế nào, quan trọng là chúng ta cần đảm bảo bữa ăn đủ dưỡng chất bằng nguồn thực phẩm tự nhiên kết hợp với những thực phẩm bổ sung để vừa giữ tín ngưỡng lại vừa khỏe mạnh nữa nhé.

Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp.


Tin tức liên quan

Bình luận